Hà Nội cho doanh nghiệp tự đầu tư nhà vệ sinh công cộng để quảng cáo
Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016
Ô quảng cáo ALEVA - Một thông tin mới cho rằng Hà Nội sẽ cho phép các doanh nghiệp triển khai xây dựng khoảng 1000 nhà vệ sinh công cộng, đổi lại doanh nghiệp sẽ được quảng cáo miễn phí trong 10 năm.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long. Nguồn ảnh: Internet.
Không chỉ đôi bên mà các bên đều có lợi!
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, vấn đề về xây dựng cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng liên quan trực tiếp đến nhu cầu của người dân cũng như mỹ quan đô thị. Đặc biệt, nhu cầu NVSCC ở các thành phố nói chung và Hà Nội nói riêng còn rất nhiều, song nguồn lực lại có hạn.
“Do đó, việc Nhà nước ban hành cơ chế chính sách trên, nếu thực hiện được là rất tốt. Xét trên các phương diện, đây là cơ chế mà cả 2 bên (Nhà nước và DN) đều có lợi, trong đó lợi nhất là người dân và xã hội”, chuyên gia Ngô Trí Long cho hay.
Nhiều khả năng ô che nắng cũng sẽ được triển khai song song tại các công viên mini và ô cafe tại các tụ điểm kinh doanh quán cafe lớn trên toàn thành phố Hà Nội.
Theo ông Long, nếu so sánh với các dự án xã hội hóa trước như xây đường, xây công viên, vườn hoa đổi lấy đất dự án cho DN thì Nhà nước mất rất nhiều. Bởi lẽ, đất là nguồn lực rất lớn.
Thế nhưng, lần này thì khác. Nhà nước chẳng mất gì mà đáp ứng được nhu cầu công cộng của người dân đang rất lớn và cần thiết, đồng thời đã khai thác bằng cơ chế tạo nguồn thu cho doanh nghiệp. Nghĩa là doanh nghiệp cũng có lợi trực tiếp.
Trong đó, lợi trực tiếp của DN là chính là quảng bá thương hiệu, một trong những yếu tố rất quan trọng và đắt đỏ. Bên cạnh đó, thời gian khai thác kéo dài 10 năm sẽ giúp DN thu hồi vốn một cách khá dễ dàng.
Đánh giá đây là một chủ trương đúng và kịp thời, song chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, cần phải có quy trình bài bản, tránh rủi ro bất cập.
Theo đó, Nhà nước sẽ phải hoạch định địa điểm xây dựng hợp lý, làm sao có thể thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật công trình một cách chính xác. Bởi nếu tiêu chuẩn không đảm bảo, phù hợp, hỏng hóc dẫn đến lãng phí.
Bên cạnh đó, Hà Nội đang lập trật tự về tình trạng bát nháo trong quảng cáo nên việc cho DN khai thác quảng cáo phải đúng quy chế, đảm bảo chất lượng, quy củ và đồng bộ, không ảnh hưởng đến mỹ quan dô thị, an toàn giao thông.
100 triệu đồng một nhà vệ sinh công cộng, rẻ hay đắt?
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa đồng ý chủ trương xây dựng cơ sở vệ sinh công cộng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Theo đó, doanh nghiệp sẽ triển khai đầu tư 1.000 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC), 10 xe bồn chuyên dụng, 50 cây lọc nước tự động uống trực tiếp và 200 ghế đặt tại các nơi công cộng để phục vụ cộng đồng.
DN phải chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành hàng ngày nhưng đổi lại được khai thác quảng cáo trên các cầu vượt bộ hành và cầu vượt cơ giới trên địa bàn thành phố trong 10 năm để thu hồi vốn. Đơn vị trúng dự án này là Công ty cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing (Công ty Vinasing).
Được biết, đây không phải lần đầu tiên cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hoá, tuy nhiên, lần này có quy mô lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Trước đó, nhà vệ sinh đầu tiên được xây bằng nguồn vốn xã hội hóa tại Hoàn Kiếm với vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, mỗi tháng, chủ đầu tư phải bù lỗ 3 triệu đồng vì thu không đủ chi, chưa kể thu hồi vốn. Do đó, số lượng nhà vệ sinh công cộng ở thành phố Hà Nội chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Vào hồi tháng 10/2013, dư luận cũng từng xôn xao về chính sách xây NVSCC. Theo đó, 14 NVSCC với vốn đầu tư 15 tỷ đồng sẽ được xây dựng lấy từ nguồn ngân sách của thành phố. Tính ra, chi phí cho mỗi NVSCC rộng gần 20m2 dự tính lên đến hơn 1,1 tỷ đồng, quá cao nên không nhận được sự đồng tình của cộng đồng phải dừng lại.
Trao đổi với Tiền Phong ông Lê Minh Thơ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinasing cho biết, doanh nghiệp đang gấp rút thực hiện mẫu NVSCC để trình thành phố phê duyệt. Phương án mà doanh nghiệp này đưa ra là có hai loại NVSCC với diện tích gần 7m2 và loại 4 m2. Số vốn để đầu tư cho 1.000 NVSCC này khoảng trên 100 tỷ đồng.
Như vậy, 1 nhà vệ sinh có chi phí đầu tư khoảng 100 triệu đồng, thấp hơn nhiều lần so với các dự án đã và định triển khai trước đó.
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội vừa đồng ý chủ trương xây dựng cơ sở vệ sinh công cộng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Theo đó, doanh nghiệp sẽ triển khai đầu tư 1.000 nhà vệ sinh công cộng (NVSCC), 10 xe bồn chuyên dụng, 50 cây lọc nước tự động uống trực tiếp và 200 ghế đặt tại các nơi công cộng để phục vụ cộng đồng.
DN phải chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành hàng ngày nhưng đổi lại được khai thác quảng cáo trên các cầu vượt bộ hành và cầu vượt cơ giới trên địa bàn thành phố trong 10 năm để thu hồi vốn. Đơn vị trúng dự án này là Công ty cổ phần Thương mại và Truyền thông Vinasing (Công ty Vinasing).
Được biết, đây không phải lần đầu tiên cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hoá, tuy nhiên, lần này có quy mô lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại.
Trước đó, nhà vệ sinh đầu tiên được xây bằng nguồn vốn xã hội hóa tại Hoàn Kiếm với vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, mỗi tháng, chủ đầu tư phải bù lỗ 3 triệu đồng vì thu không đủ chi, chưa kể thu hồi vốn. Do đó, số lượng nhà vệ sinh công cộng ở thành phố Hà Nội chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Vào hồi tháng 10/2013, dư luận cũng từng xôn xao về chính sách xây NVSCC. Theo đó, 14 NVSCC với vốn đầu tư 15 tỷ đồng sẽ được xây dựng lấy từ nguồn ngân sách của thành phố. Tính ra, chi phí cho mỗi NVSCC rộng gần 20m2 dự tính lên đến hơn 1,1 tỷ đồng, quá cao nên không nhận được sự đồng tình của cộng đồng phải dừng lại.
Trao đổi với Tiền Phong ông Lê Minh Thơ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinasing cho biết, doanh nghiệp đang gấp rút thực hiện mẫu NVSCC để trình thành phố phê duyệt. Phương án mà doanh nghiệp này đưa ra là có hai loại NVSCC với diện tích gần 7m2 và loại 4 m2. Số vốn để đầu tư cho 1.000 NVSCC này khoảng trên 100 tỷ đồng.
Như vậy, 1 nhà vệ sinh có chi phí đầu tư khoảng 100 triệu đồng, thấp hơn nhiều lần so với các dự án đã và định triển khai trước đó.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long. Nguồn ảnh: Internet.
Không chỉ đôi bên mà các bên đều có lợi!
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, vấn đề về xây dựng cơ sở hạ tầng vệ sinh công cộng liên quan trực tiếp đến nhu cầu của người dân cũng như mỹ quan đô thị. Đặc biệt, nhu cầu NVSCC ở các thành phố nói chung và Hà Nội nói riêng còn rất nhiều, song nguồn lực lại có hạn.
“Do đó, việc Nhà nước ban hành cơ chế chính sách trên, nếu thực hiện được là rất tốt. Xét trên các phương diện, đây là cơ chế mà cả 2 bên (Nhà nước và DN) đều có lợi, trong đó lợi nhất là người dân và xã hội”, chuyên gia Ngô Trí Long cho hay.
Nhiều khả năng ô che nắng cũng sẽ được triển khai song song tại các công viên mini và ô cafe tại các tụ điểm kinh doanh quán cafe lớn trên toàn thành phố Hà Nội.
Theo ông Long, nếu so sánh với các dự án xã hội hóa trước như xây đường, xây công viên, vườn hoa đổi lấy đất dự án cho DN thì Nhà nước mất rất nhiều. Bởi lẽ, đất là nguồn lực rất lớn.
Thế nhưng, lần này thì khác. Nhà nước chẳng mất gì mà đáp ứng được nhu cầu công cộng của người dân đang rất lớn và cần thiết, đồng thời đã khai thác bằng cơ chế tạo nguồn thu cho doanh nghiệp. Nghĩa là doanh nghiệp cũng có lợi trực tiếp.
Trong đó, lợi trực tiếp của DN là chính là quảng bá thương hiệu, một trong những yếu tố rất quan trọng và đắt đỏ. Bên cạnh đó, thời gian khai thác kéo dài 10 năm sẽ giúp DN thu hồi vốn một cách khá dễ dàng.
Đánh giá đây là một chủ trương đúng và kịp thời, song chuyên gia Ngô Trí Long cho rằng, cần phải có quy trình bài bản, tránh rủi ro bất cập.
Theo đó, Nhà nước sẽ phải hoạch định địa điểm xây dựng hợp lý, làm sao có thể thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật công trình một cách chính xác. Bởi nếu tiêu chuẩn không đảm bảo, phù hợp, hỏng hóc dẫn đến lãng phí.
Bên cạnh đó, Hà Nội đang lập trật tự về tình trạng bát nháo trong quảng cáo nên việc cho DN khai thác quảng cáo phải đúng quy chế, đảm bảo chất lượng, quy củ và đồng bộ, không ảnh hưởng đến mỹ quan dô thị, an toàn giao thông.
Bài liên quan
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét